Các hiệp ước Thiết_giáp_hạm_hiệp_ước

Vào tháng 12 năm 1919, cựu Ngoại trưởng Anh Ngài Grey sứ Fallodon và Ngoại trưởng Ngài Robert Cecil đã gặp Edward House, cố vấn của Tổng thống Mỹ đương thời Woodrow Wilson, tại Washington DC. Tại cuộc họp, Hoa Kỳ đồng ý tạm thời làm chậm lại chương trình đóng tàu của họ đổi lấy việc người Anh phải rút lại sự phản đối việc đưa Học thuyết Monroe vào Công ước Hội Quốc Liên.[10]

Ký kết Hiệp ước Hải quân Washington

Hiệp ước hải quân Washington

Từ ngày 12 tháng 11 năm 1921 đến ngày 6 tháng 2 năm 1922,[11] Hội nghị Hải quân Washington được tổ chức để ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang hải quân mới giữa các cường quốc.[1] Chín quốc gia tham dự theo yêu cầu của Ngoại trưởng Mỹ Charles Evans Hughes bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan và Bồ Đào Nha.[12] Hội nghị đã dẫn đến Hiệp ước Chín cường quốc, khẳng định lại sự ủng hộ đối với Chính sách mở cửa đối với Trung Quốc; Hiệp ước bốn cường quốc mà trong đó Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Nhật Bản đồng ý duy trì hiện trạng ở Thái Bình Dương, bằng cách tôn trọng các lãnh thổ Thái Bình Dương của các quốc gia ký kết thỏa thuận, không tìm cách mở rộng lãnh thổ và tham vấn với nhau trong trường hợp có tranh chấp về lãnh thổ.[6]

Hiệp ước quan trọng nhất được ký kết trong hội nghị là Hiệp ước Hải quân Washington, hay còn gọi là Hiệp ước năm cường quốc, giữa Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Pháp và Ý.[1] Hiệp ước giới hạn nghiêm ngặt cả trọng tải và việc chế tạo tàu chủ lựctàu sân bay và bao gồm các giới hạn về kích cỡ của từng con tàu. Giới hạn trọng tải được xác định bởi Điều IVVII giới hạn Hoa Kỳ và Vương quốc Anh chỉ có tổng cộng 525.000 tấn Anh (533.000 tấn) cho đội tàu chủ lực của mỗi nước trong khi Nhật Bản là 310.000 tấn Anh (310.000 tấn) còn Pháp và Ý là 178.000 tấn Anh (181.000 tấn). Nó đã thiết lập một "kỳ nghỉ đóng thiết giáp hạm" kéo dài 10 năm. Không có thỏa thuận nào đạt được về tổng trọng tải tàu tuần dươngtàu ngầm. Hiệp ước hạn chế tàu chiến chủ lực (thiết giáp hạm và thiết giáp tuần dương, định nghĩa chính thức là bất kỳ tàu chiến với súng hơn 8 inch (20,3 cm) và trọng tải hơn 10.000 tấn Anh (10.000 tấn) ở trọng tải chuẩn) xuống còn 35.000 tấn Anh (35.562 tấn) ở trong tải chuẩn và súng của không lớn hơn 16 inch (40,6 cm).[13]

Chương II, Phần 2, ghi chi tiết những gì cần làm để làm một con tàu không còn hiệu quả cho sử dụng quân sự. Ngoài việc đánh chìm hay tháo dỡ, một số lượng tàu giới hạn có thể được chuyển đổi thành tàu mục tiêu hoặc tàu huấn luyện nếu vũ khí, áo giáp và các bộ phận chiến đấu thiết yếu khác của chúng bị loại bỏ hoàn toàn. Phần 3, Phần II chỉ định đích danh các tàu bị loại bỏ để tuân thủ hiệp ước và khi nào các tàu còn lại có thể được thay thế.[14] Tổng cộng, Hoa Kỳ đã phải loại bỏ 26 tàu chủ lực hiện có và đang lên kế hoạch, Anh bỏ 24 và Nhật Bản bỏ 16.[15]

Hội nghị hải quân Genève

Hội nghị Hải quân Geneva lần thứ nhất là một cuộc họp giữa Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Nhật Bản (Pháp và Ý đã từ chối tham gia vào các cuộc đàm phán tiếp theo) do Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge mời vào năm 1927. Mục đích của Hội nghị là tăng thêm các giới hạn hiện có về đóng tàu đã được thỏa thuận trong Hiệp ước Hải quân Washington. Hiệp ước Washington đã hạn chế việc chế tạo thiết giáp hạm và tàu sân bay, nhưng không giới hạn việc chế tạo tàu tuần dương, tàu khu trục hay tàu ngầm.[16] Người Anh đề xuất hạn chế thiết giáp hạm xuống dưới 30.000 tấn Anh (30.481 tấn), với súng 15 inch (38,1 cm). Hội nghị kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào.[17] Hội nghị Hải quân Genève lần thứ hai năm 1932 cũng kết thúc tương tự mà không có thỏa thuận sau khi các quốc gia bế tắc vì vấn đề Đức tái vũ trang.[18]

Các Hiệp ước Luân Đôn

Các giới hạn được đặt ra trong Hiệp ước Hải quân Washington được nhắc lại bởi Hiệp ước Hải quân Luân Đôn được ký năm 1930. Giới hạn tổng 57.000 tấn Anh (57.915 tấn) cho tàu ngầm đã được quyết định và kỳ nghỉ đóng tàu được kéo dài thêm mười năm.[1] Được ký vào năm 1936, Hiệp ước Hải quân Luân Đôn thứ hai thêm giới hạn súng còn 14 inch (35,6 cm). Hiệp ước Luân Đôn thứ hai có một điều khoản cho phép các bên ký kết đóng tàu với súng 16-inch nếu bất kỳ bên ký kết nào của Hiệp ước Washington không phê chuẩn điều khoản mới. Nó còn thêm một điều khoản bổ sung cho phép các hạn chế về trọng tải được nới lỏng nếu các bên không ký kết đóng tàu mạnh hơn hiệp ước cho phép.[19][20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiết_giáp_hạm_hiệp_ước http://www.combinedfleet.com/Mutsu.htm http://www.navweaps.com/index_tech/tech-089_London... http://avalon.law.yale.edu/20th_century/kbpact.asp http://avalon.law.yale.edu/20th_century/tr1921.asp https://www.britannica.com/event/Washington-Confer... https://books.google.com/?id=LQHSAwAAQBAJ&printsec... https://books.google.com/?id=_3pZDwAAQBAJ&pg=PT130... https://books.google.com/?id=cp8uzdnhT4QC&pg=PA400... https://books.google.com/?id=kLOEAgAAQBAJ&pg=PA5&d... https://books.google.com/?id=qb0fDAAAQBAJ&pg=PA444...